Cá Tai tượng biển

In Stock

Liên hệ đặt hàng theo số 0348684726.

Mô tả

Cá Tai tượng biển (danh pháp khoa học: Ephippidae) là một họ trong bộ Cá vược (Perciformes). Có khoảng tám chi, với 15 loài. Chúng sinh sống chủ yếu ở biển. Chi được biết đến nhiều nhất có lẽ là Platax, sống ở các bãi đá ngầm thuộc Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam cá còn có tên gọi khác như cá Tai bồ, cá Nhạn biển, cá Tai thỏ, cá Chim lá Hoàng Sa.

Tại Phú Quốc, cá được đánh bắt ngẫu nhiên với sản lượng không đồng đều từ vài ký cho đến vài trăm ký phụ thuộc vào đàn cá gặp được. Chúng thường được đánh bắt từ các ghe lưới lặn chuyên đánh bắt cá Mú, cá Gáy, cá Róc,…

Cá sinh sống trong môi trường nước nông ven biển, đầm phá, rạn san hô vùng nước lợ, ở độ sâu 5 – 30m, sống ở vùng bờ biển yên tĩnh và có bóng mát, thỉnh thoảng chui trong bùn hoặc các xác tàu đắm, hoặc các bãi đá ngầm thuộc Thái Bình Dương. Con trưởng thành thường thích sống ở các rạn san hô hướng biển và đầm phá ven biển. Cá con lại hay được tìm thấy trong các đám cỏ biển và các khu vực rừng ngập mặn.

Phân bố khu vực sống trong và ngoài nước

Ở Việt Nam, cá phân bố ven vùng biển miền trung, kéo dài đến Vũng Tàu nhưng số lượng không nhiều.

Ở Úc, chúng có thể được tìm thấy từ bờ biển miền trung Tây Úc, xung quanh phía bắc nhiệt đới của nước Úc và phía nam đến bờ biển phía nam của New South Wales. Ở Ấn Độ, loài cá trông hiền hậu này đã được báo cáo từ Vịnh Mannar. Chúng cũng đã được phát hiện là một loài xâm lấn ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ (năm 2006) và Israel (năm 2010).

Quá trình trưởng thành và nguồn thức ăn của cá Tai tượng

Giai đoạn còn nhỏ thân cá Tai bồ (Tai tượng) màu trắng, có 2 sọc đứng lớn màu đen vắt qua vị trí mắt và vây ngực; vây bụng màu vàng; các vây lưng và vây hậu môn trắng xám; vây đuôi trắng nhạt. Chúng có một đốm đen dưới vây ngực, với một vết sẫm dài khác phía trên gốc vây hậu môn. Nhìn từ mặt bên, cá tai bồ có một cơ thể gần như tròn với cái bướu thấp sau gáy.

Khi cá trưởng thành cơ thể màu trắng ở nửa trước và xám nhạt ở nửa sau, vây lưng và vây hậu môn xám nhạt; vây đuôi xám viền đen; vây bụng màu vàng.

Với hình dáng cơ thể hòa lẫn với thảm thực vật dưới nước, cá tai bồ dễ dàng ngụy trang vào môi trường để sinh tồn và không bị những loài cá lớn ăn thịt.

Thức ăn của cá tai bồ chủ yếu là các loài tảo, sinh vật phù du, động vật không xương sống như ốc sò nhỏ và những mảnh vụn rơi rớt xuống đáy. Về mặt này, cá tai bồ trưởng thành có thể giúp ngăn chặn các rạn san hô khỏi bị bao phủ bởi sự bùng phát sinh trưởng mạnh của loài tảo lá lớn.

Thân cá mỏng, da trơn không cần làm vẩy, đặc biệt dai và giòn. Thịt cá ngọt, mềm, thơm đậm đà rất thích hợp với các món nấu lẩu, kho riềng, xốt chua ngọt, xốt bơ chanh, xốt nấm linh chi, chiên sả, nướng giấy bạc hoặc hấp Hong Kong, chưng tương kiểu cá mú…

Thông tin bổ sung

Trọng lượng1 kg